Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu

Thứ ba - 14/06/2022 05:28
Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội. 
Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu

Ngày nay, sản phẩm chè đã trở thành đặc sản nổi tiếng của quê hương Thái Nguyên và kỷ lục quốc tế dành cho “Top các đặc sản quà tặng có giá trị ở châu Á”.

Không chỉ bó hẹp ở thị trường nội địa, chè Thái Nguyên hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới như Nga, Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, vùng Trung Đông…

Hiện Thái Nguyên là một trong hai tỉnh (cùng với Lâm Đồng) có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước và nghề trồng chè, chế biến chè thực sự trở thành nghề truyền thống gắn bó, đem lại cuộc sống ổn định với hàng trăm nghìn hộ dân nơi đây.

Cây làm giàu

Có mặt tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên – vùng chè đặc sản có truyền thống cũng như nổi tiếng nhất tỉnh Thái Nguyên, cửa hiệu bán chè đặc sản san sát trung tâm xã. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phạm Văn Sỹ, cho biết nhờ cây chè đặc sản nên nhiều năm nay, Tân Cương đã không còn hộ nghèo.

Hiện nay, diện tích chè đặc sản trong xã đã phát triển lên hơn 300ha; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chè lớn trong xã như Tiến Yên, Thắng Hường, Hảo Đạt… có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ chế biến và kinh doanh chè đặc sản.

Thường thì thu nhập từ cây chè cho giá trị bình quân trên 120 triệu đồng/ha/năm và hiện ở xã này có tới hơn 200 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ cây chè. Năm nay, Tân Cương đã đạt chuẩn xã nông thôn mới có sự đóng góp rất lớn từ cây chè.

Để phát huy tiềm năng thế mạnh về cây chè đặc sản, hiện thành phố Thái Nguyên đã quy hoạch, mở rộng vùng chè Tân Cương gồm các xã phía Tây như Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân với tổng diện tích khoảng 1.300 ha chè; trong đó chè kinh doanh hơn 1.000 ha, sản lượng trung bình khoảng 14.000 tấn/năm, cho giá trị thu nhập hàng trăm tỷ đồng.

Tại huyện Đại Từ, nông dân các xã chuyên canh cây chè như Hùng Sơn, La Bằng, Phú Thịnh, Phú Xuyên… đã nâng diện tích chè lên hơn 5.400ha, chủ yếu là các giống chè mới, chất lượng cao, cho sản lượng gần 50.000 tấn/năm, giá trị thu nhập đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/ha/năm.

Từ nghề làm chè, tỉnh đã có hơn 30 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu chè, hơn 80 làng nghề sản xuất, chế biến chè được công nhận và 23 Hợp tác xã sản xuất chè. Tuy có tới hơn 80% sản lượng chè chế biến thủ công truyền thống nhưng trong khoảng 3 năm trở lại đây, mỗi năm, các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu chè đạt hơn 10 triệu USD.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên, đến hết năm 2014, tổng diện tích chè toàn tỉnh là hơn 20.700 ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 17.618ha với năng suất bình quân đạt 109,4 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng chè búp tươi 192.700 tấn; diện tích chè trồng mới và trồng lại trên 1.700ha.

Nhờ việc đẩy mạnh chương trình cải tạo vườn chè, giống chè, đến năm 2014, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có hơn 11.600ha chè giống mới, chất lượng cao, chiếm 56,4% so với tổng diện tích chè toàn tỉnh, giá trị sản phẩm của cây chè theo giá hiện hành ước đạt 1.800 tỷ đồng, chiếm 27% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chiếm 14% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Điều đáng mừng hơn, do việc quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên được đẩy mạnh, giá chè ở Thái Nguyên trong 2 năm qua luôn ổn định, trung bình từ 150.000-300.000 đ/kg chè búp khô tùy theo thời vụ và vùng sản xuất.

Một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân (thành phố Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ) Trại Cài (Minh Lập, Đồng Hỷ), Tức Tranh (Phú Lương)… đã sản xuất một số sản phẩm chè cao cấp có giá trị cao với mức giá từ 600.000-2.500.000 đồng/kg chè búp khô, được thị trường tiêu thụ khá ổn định.

Nâng cao giá trị và phát triển bền vững

Trong mục tiêu phát triển cây chè đến năm 2015, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đưa năng suất chè búp tươi đạt 120 tạ/ha, sản lượng đạt 200.000 tấn chè búp tươi/năm; 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)…

Để đạt được các mục tiêu này, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng dự án riêng về phát triển cây chè với mức đầu tư trong 3 năm qua hơn 80 tỷ đồng, chủ yếu phục vụ việc quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng chè an toàn, đầu tư cho thay thế giống…

Cùng với sự hưởng ứng tích cực và nguồn vốn tự đầu tư của người làm chè, đến thời điểm này, nhiều mục tiêu của dự án phát triển cây chè đã cơ bản hoàn thành.

Tuy vậy, thực tế việc phát triển cây chè ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP còn thấp. Hiện toàn tỉnh mới có trên 350ha chè được cấp chứng nhận VietGAP.

Việc đầu tư phát triển cây chè, nghề làm chè phần lớn mang tính tự phát, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là đầu tư vào chế biến, xuất khẩu sản phẩm chè Thái Nguyên.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất các mặt hàng đặc thù tương xứng với giá trị cây chè Thái Nguyên nên giá chè nguyên liệu xuất khẩu chỉ đạt từ 2,2 – 3,2 USD/kg. Việc tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể “chè Thái Nguyên” còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ.

Nhằm khắc phục những hạn chế này, tiếp tục phát triển cây chè một cách bền vững, nâng cao giá trị cây chè, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng tăng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của cây chè, ngành chè Thái Nguyên trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến theo hướng sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; trong thời gian tới đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chè.

Ông Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho rằng, việc quan trọng nhất đó là quy hoạch vùng sản xuất chè nguyên liệu an toàn đến năm 2020 gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ chè Thái Nguyên; xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ doanh nghiệp trong và ngoài nước chế biến chè công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên, mở rộng diện tích sản xuất chè chất lượng, an toàn có chứng nhận VietGAP.

Ngành nông nghiệp cũng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất, chế biến chè, ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng tốt để sản xuất chè xanh chất lượng cao; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông; xây dựng, nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông về sản xuất, chế biến chè, mô hình liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ chè; thiết lập các kênh phân phối hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị, xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, tăng cường các hoạt động quảng bá, bán hàng trên kênh trực tuyến…

Riêng trong năm tới, Thái Nguyên tập trung hỗ trợ phát triển chè ở các huyện còn tiềm năng như Phú Bình, Võ Nhai, cải tạo vườn chè cũ, chè già năng suất thấp và tiếp tục quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên ra các tỉnh trong cả nước cũng như các thị trường tiêu thụ chè chủ lực trên thế giới./.

Nguồn tin: Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)

Chia sẻ bài viết:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Hỏi đáp nhanh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022

Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022

HTX chè Thịnh An - Thái Nguyên rất vinh dự ,tự hào khi được trưng bày và quảng bá sản phẩm trong Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022

Phát triển cây chè ở thị trấn Sông Cầu

Phát triển cây chè ở thị trấn Sông Cầu

Tận dụng thế mạnh về phát triển cây chè, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) đã tranh thủ, vận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Cây chè xưa trở lại

Cây chè xưa trở lại

Đón Xuân mới này, gia đình tôi được nhiều bạn bè tặng trà đặc sản. Những gói trà Thái Nguyên hút chân không đựng trong hộp gỗ, hộp giấy, đặt trên lụa đỏ… thật sang trọng. Nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là hầu hết sản phẩm trà tôi được tặng đều là trà “xưa”. Dường như người thưởng trà truyền thống đang tăng lên? Dường như cây chè trung du đang hồi sinh? Tôi đã đến vùng chè Sông Cầu, nơi có diện tích chè lớn của tỉnh để tìm câu trả lời

Hồi sinh một vùng chè huyền thoại

Hồi sinh một vùng chè huyền thoại

Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.

Danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam

Danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam

Niềm tự hào sự nỗ lực của bản thân để có được ngày hôm nay là sự động viên chia sẻ của Bố Mẹ của anh chị em cùng các con các cháu và các hội thành viên trong HTX đã giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay.

Chè Thịnh An - Chè Thịnh An đặc biệt

Chè Thịnh An - Chè Thịnh An đặc biệt

Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - cây chè và sản phẩm trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Chè Thịnh An đặc biệt - Đặc sản Thái Nguyên

Chè Thịnh An đặc biệt - Đặc sản Thái Nguyên

Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - Cây Chè và sản phẩm Trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hợp tác xã chè Thịnh An – Xứng danh chè Thái Nguyên

Hợp tác xã chè Thịnh An – Xứng danh chè Thái Nguyên

Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.

Chè Thịnh An khẳng định vị thế

Chè Thịnh An khẳng định vị thế

Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.

Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu

Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu

Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội. 

Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Phát huy thế mạnh đó, từ tháng 11-2016, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An, ở xóm Tân Lập, chính thức đi vào hoạt động với mong muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nhân dân để nâng cao giá trị cây chè, đồng thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây