Tạo thuận lợi thu hút đầu tư sản xuất chè công nghệ cao

Chủ nhật - 30/10/2022 01:21
Toàn tỉnh hiện có trên 21.500ha trồng chè, trong đó, diện tích chè kinh doanh chiếm khoảng 91%. Phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu, những năm gần đây, nhiều hộ dân đã liên kết lại để hình thành nên các hợp tác xã (HTX) chuyên sản xuất, kinh doanh về chè, đồng thời, từng bước đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh kêu gọi các dự án đầu tư sản xuất chè công nghệ cao.
Tạo thuận lợi thu hút đầu tư sản xuất chè công nghệ cao
Chúng tôi có mặt tại HTX chè Thịnh An, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) vào một ngày cuối tháng 6. Sau trận mưa rả rích, những sóng chè xanh mơn mởn ôm lấy những quả đồi bát úp nằm xen lẫn các nếp nhà. Dẫn chúng tôi đi thăm quan các vườn chè của các hộ thành viên HTX, bà Vũ Thị Thương Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Cầu cho hay: Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển cây chè, thế nhưng, trước đây, nhiều đồi chè trong thị trấn còn khá hoang sơ, quy trình sản xuất, chế biến thủ công nên giá trị thu nhập từ cây chè mang lại cho người trồng không cao. Nhưng những năm gần đây, nhận thức của người trồng chè đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là khi tham gia vào HTX. Bà con đã chủ động trao đổi kinh nghiệm với nhau, mạnh dạn trồng những giống chè mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, chè cho năng suất cao, ổn định và đặc biệt là an toàn cho người sử dụng cũng như người trực tiếp tham gia trồng, chế biến. Hiện với 50ha chè kinh doanh, năng suất chè búp tươi của HTX đạt từ 120-125 tạ/năm (tăng 14-16% so với không dùng thuốc sinh học và hữu cơ). Mỗi năm, các thành viên HTX thu lãi từ 120-130 triệu đồng/ha chè.
    Không phải tự nhiên các sản phẩm chè được sản xuất tại các HTX lại có chất lượng cao hơn so với sản xuất đơn lẻ, bởi khi tham gia vào tổ chức này, người dân được HTX cung cấp các dịch vụ đầu vào, khoa học kỹ thuật và hỗ trợ đầu ra. Trên cơ sở đó, chè được sản xuất theo cùng một quy trình đã đem lại sản lượng chè lớn hơn, chất lượng đồng đều hơn. Chị Tống Thị Kim Thoa, thành viên của HTX Chè Tân Hương, xã Phúc Xuân (T.P Thái Nguyên) cho biết: Gia đình tôi đã trồng chè từ lâu, nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên năm được mùa thì chè mất giá, năm được giá lại mất mùa. Tham gia vào HTX thì khác, các chuyên gia được HTX mời về tận nơi “cầm tay chỉ việc” cho chúng tôi. Đến thời điểm này, tôi và các thành viên HTX đều nắm rõ và thực hiện trồng, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ. Được biết, HTX Chè Tân Hương hiện là đơn vị tiên phong trên địa bàn tỉnh thực hiện trồng, chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ Certified. Nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, doanh thu của HTX không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, doanh thu của HTX đạt 8,9 tỷ đồng, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập trung bình là 5 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh việc hỗ trợ người dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật, các HTX chè còn đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các sản phẩm chè được sản xuất tại HTX đều được đóng gói với đầy đủ thông tin về sản phẩm, địa chỉ liên hệ… Nhiều sản phẩm đã đăng ký mã số, mã vạch, tem mác và được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm. Một số HTX còn kỳ công chăm chút, “khoác áo” mới cho mỗi sản phẩm của mình, đơn cử như các sản phẩm Đinh Tâm trà của HTX Chè La Bằng (Đại Từ), hay Tuyết Hương trà của HTX Chè Tuyết Hương (Đồng  Hỷ). Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, nhiều HTX đã xây dựng được các gian hàng giới thiệu sản phẩm, đi kèm với đó là không gian thưởng trà với phong cách đặc trưng riêng của từng HTX. Ngoài chè búp khô truyền thống, một số HTX còn cho ra đời nhiều loại sản phẩm được chế biến từ cây chè như: cao, bột trà xanh…
Khắc phục những hạn chế của sản xuất cá thể, một số HTX chè đã xây dựng được hệ thống nhà kho, xưởng sản xuất với máy móc, thiết bị được đầu tư hiện đại nhằm khép kín quy trình, qua đó góp phần hạn chế thấp nhất hao hụt, tiết kiệm nhân công. Bà Đào Thị Hảo, Giám đốc HTX Chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) cho biết: Với hơn 6ha trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, trung bình mỗi tháng HTX xuất bán ra thị trường gần 20 tấn chè búp khô, do vậy để duy trì sản xuất liên tục, đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm cung ứng, chúng tôi luôn chú trọng đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị. HTX hiện có 2 xưởng sản xuất có tổng diện tích trên 800m2 được đầu tư đầy đủ các loại máy như: máy sao chè tươi, máy sao chè khô, máy vò chè, máy hút chân không… với tổng giá trị khoảng 1,4 tỷ đồng.
Có thể thấy rằng, thời gian qua, bằng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với đó là sức mạnh tập thể của nhiều thành viên, các HTX sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đổi mới và vươn lên mạnh mẽ. Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, trên địa bàn hiện có trên 40 HTX chuyên sản xuất, kinh doanh về chè. Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ vẫn còn khiêm tốn so với tổng diện tích chè hiện có trên toàn tỉnh (ước đạt 1.000ha). Điều này cho thấy nhu cầu cũng như tiềm năng trong việc đầu tư sản xuất chè tập trung, ứng dụng công nghệ cao còn rất lớn. Chính vì vậy, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2018, trong 17 dự án nông nghiệp trên tổng số 65 dự án trên các lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư thì có 4 dự án sản xuất chè công nghệ cao với tổng quy mô 860ha tại các địa phương: Đại Từ, Đồng Hỷ, T.P Thái Nguyên, Phú Lương. Ông Phạm Bình Công, Chủ tịch UBND huyện Phú Lương, cho biết: Chúng tôi hiện đang tập trung mời gọi sản xuất, chế biến chè an toàn, chất lượng cao, làm tiền đề hình thành khu du lịch sinh thái. Tổng quy mô dự án là 110ha, tại xã Tức Tranh. Với kỳ vọng hình thành vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng đồng đều, nâng cao giá trị cây chè và phát triển bền vững thương hiệu chè Phú Lương, huyện luôn sẵn sàng tạo điều kiện mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào Dự án, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục cần thiết cũng như đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình đầu tư tại địa phương.
Với sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm của người dân cùng với sự quan tâm, tạo điểu kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, tin tưởng rằng việc hình thành các vùng chè ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn sẽ thành hiện thực tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từng bước khẳng định được thương hiệu chè Thái Nguyên vững chắc trên thị trường, thu nhập của người dân trồng chè ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, ngoài việc nâng cao nhận thức của người sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn, các cấp, ngành chuyên môn của tỉnh cũng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu quy hoạch vùng sản xuất đến khâu canh tác, bảo quản, chế biến chè. Đồng thời, khuyến khích bà con để tạo ra chuỗi liên kết trong trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, cần xử lý nghiêm những trường hợp giả mạo, vi phạm nhãn mác để bảo vệ uy tín người làm ăn chân chính,…
Tác giả bài viết: Thu Huyền - Báo Thái Nguyên
Chia sẻ bài viết:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Hỏi đáp nhanh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022

Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022

HTX chè Thịnh An - Thái Nguyên rất vinh dự ,tự hào khi được trưng bày và quảng bá sản phẩm trong Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022

Phát triển cây chè ở thị trấn Sông Cầu

Phát triển cây chè ở thị trấn Sông Cầu

Tận dụng thế mạnh về phát triển cây chè, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) đã tranh thủ, vận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Cây chè xưa trở lại

Cây chè xưa trở lại

Đón Xuân mới này, gia đình tôi được nhiều bạn bè tặng trà đặc sản. Những gói trà Thái Nguyên hút chân không đựng trong hộp gỗ, hộp giấy, đặt trên lụa đỏ… thật sang trọng. Nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là hầu hết sản phẩm trà tôi được tặng đều là trà “xưa”. Dường như người thưởng trà truyền thống đang tăng lên? Dường như cây chè trung du đang hồi sinh? Tôi đã đến vùng chè Sông Cầu, nơi có diện tích chè lớn của tỉnh để tìm câu trả lời

Hồi sinh một vùng chè huyền thoại

Hồi sinh một vùng chè huyền thoại

Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.

Danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam

Danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam

Niềm tự hào sự nỗ lực của bản thân để có được ngày hôm nay là sự động viên chia sẻ của Bố Mẹ của anh chị em cùng các con các cháu và các hội thành viên trong HTX đã giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay.

Chè Thịnh An - Chè Thịnh An đặc biệt

Chè Thịnh An - Chè Thịnh An đặc biệt

Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - cây chè và sản phẩm trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Chè Thịnh An đặc biệt - Đặc sản Thái Nguyên

Chè Thịnh An đặc biệt - Đặc sản Thái Nguyên

Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - Cây Chè và sản phẩm Trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hợp tác xã chè Thịnh An – Xứng danh chè Thái Nguyên

Hợp tác xã chè Thịnh An – Xứng danh chè Thái Nguyên

Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.

Chè Thịnh An khẳng định vị thế

Chè Thịnh An khẳng định vị thế

Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.

Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu

Cây chè Thái Nguyên khẳng định vị thế cây đặc sản làm giàu

Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội. 

Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Phát huy thế mạnh đó, từ tháng 11-2016, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An, ở xóm Tân Lập, chính thức đi vào hoạt động với mong muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nhân dân để nâng cao giá trị cây chè, đồng thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây