Vùng chè Sông Cầu, Đồng Hỷ
Quê hương huyền tích
Tôi trở lại Thị trấn Sông Cầu hơi muộn, tận khi nghe tin ở đây mở lớp học về Văn hóa Trà và mời hẳn một người rất danh tiếng về trà của Việt Nam đến truyền giảng. Cái sự “chịu chơi” này không phải nơi nào cũng làm được. Nhưng có tham dự lớp học, tôi thấy hóa ra đầu tư ấy lại thành quá rẻ. Bởi gần 50 con người có mặt hôm đó đã được chỉ dẫn để nắm bắt được hồn cốt của cánh trà. Họ sẽ là những hạt nhân làm nên điều cốt lõi nhất của một vùng đất, một sản phẩm, đó là Văn hóa. Rồi đây, ấm trà Sông Cầu sẽ khác, người làm chè Sông Cầu sẽ khác. Sản phẩm trà không chỉ tính bằng số lượng mà còn hàm chứa tinh túy không gì đo đếm được.
Ngược thời gian trở về 60 năm trước, khi ấy nơi này là Nông trường Chè Sông Cầu. Công nhân nông trường lĩnh lương để chăm sóc, sản xuất chè theo kế hoạch đã ký kết với Nhà nước, họ không bận tâm lo nghĩ đầu ra, đầu vào. Cây chè đang kỳ sung sức cứ thế trổ búp dâng người. Nhưng rồi thời thế đổi thay, đơn hàng ngày càng ít dần. Nông trường Chè (sau này là Công ty Chè Sông Cầu) mất dần vị thế. 10 năm gần đây, Công ty Chè ngừng hoạt động. Công nhân nông trường trở thành nông dân, tự mình xoay xỏa trồng hái, tiêu thụ sản phẩm trên đồi chè được giao. Vùng chè Sông Cầu nổi danh ngày nào mơn mởn thanh xuân, chính thức bước vào “tuổi già” thất thế trước các giống chè cành thời thượng. Chè làm ra bán đổ bán tháo. Chè ngon bị chè dở lấn át. Người Sông Cầu sạm suội vì chè nhưng không được quyết định giá bán. Những “ông bà” chè 50 – 60 tuổi gốc rễ mốc mác tua tủa, kiên trung bám đất hút chất nuôi người một thời, bị bứng mang đi, nhường chỗ cho chè lai “thời thượng”, như những già làng buộc phải ly hương khi vẫn còn yêu lắm nơi mình sinh ra.
Nhìn cảnh ấy, người vùng chè buồn vô cùng. Uống nước chè từ trong bụng mẹ, vịn gốc chè tập đứng, níu cây chè tập đi, chị Vũ Thị Thanh Hảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã chè Thịnh An từng được bố chỉ cho xem hố bom sâu hoẳm ở đồi chè cạnh nhà, nghe mẹ kể những ngày giặc Mỹ đánh phá (1972), công nhân nông trường cũng là những dân quân bảo vệ nhà máy, họ đào hầm dưới gốc chè, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Có nữ công nhân sắp đến ngày sinh đi hái chè bị bom giết cả hai mẹ con. Có chàng trai mồ côi xung phong đi bộ đội với lời nhắn nhủ: “Nếu tôi chết xin báo tin về Nông trường chè Sông Cầu”. Với Hảo, mỗi gốc chè là chứng tích một thời đáng nhớ. “Nhìn những cây chè trung du bị đánh gốc chở đi, những thân chè bị đốn chặt phơi khô làm củi, em muốn khóc chị ạ, những “bác” chè ấy còn rất nhiều lợi ích và chứa biết bao kỷ niệm. Giá như Sông Cầu có một vùng bảo tồn cây chè trung du thì hay biết mấy?” – Hảo nghẹn lời tâm sự.
Trước bài toán “Tồn tại hay không tồn tại?”, người làm chè Sông Cầu loay hoay tìm lối thoát. Rõ là vùng đất huyền tích, có núi có sông, phong cảnh hữu tình; rõ là chất đất chất cây làm ra búp chè nức tiếng ngọt hậu dư hương… Vậy mà, nói đến chè Sông Cầu nhiều người trong tỉnh còn không biết, mong gì đến “mang chuông đi đấm xứ người?”.
Rồi một thời điểm rất quan trọng đến với nơi này, đó là Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên lần thứ Nhất (2011). Chè Sông Cầu lần đầu xuất hiện tại Liên hoan dưới danh nghĩa sản phẩm của Làng nghề và đoạt giải Búp chè Vàng. Đây là dấu mốc khó quên trong hành trình người làm chè tự quẫy đạp để “chui” khỏi cái “kén” bao cấp bấy nay. Có ra ngoài mới thấy, làm chè nay đã khác trước nhiều, không thể “đóng cửa” trong nhà làm theo lề thói cũ. Trung tâm Học tập cộng đồng Thị trấn đã tổ chức nhiều chuyến xe chở những người ham học hỏi vào xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) học làm chè chất lượng cao. Điều họ hiểu ra đầu tiên là: phải “khó tính”với chính mình thì sản phẩm mới hòng chinh phục được thị trường khó tính. Người Sông Cầu bắt đầu trang bị hệ thống máy móc, thiết kế bao bì, quảng bá sản phẩm, tìm thị trường. Họ trở thành những nông dân kiêm doanh nhân kiểu mới.
Những cái tên như Đức Trọng, Tuấn Thoa, Tân Tiến, Hải Huyền, Thiệp Quỳnh (xóm 9), Thúy Bẩy (xóm 5)… nổi lên như những nhân tố mới của vùng chè.
Sự chuyển mình mang tính “đột phá” nữa là từ khi 150 hộ dân ở đây được tham gia Dự án “Mô hình sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của tỉnh. Mục tiêu của Dự án là trong 3 năm triển khai (2017 – 2019) sẽ xây dựng được mô hình liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ chè an toàn trên 50ha chè của Thị trấn Sông Cầu.
Hóa ra cây chè bấy nay bị “đói ăn” chị ạ – Vũ Thị Thương Huyền ngậm ngùi – Khi Dự án vào, chè được “ăn no, đủ chất” búp trổ tua tủa, năng suất tăng thêm 30%, giá trị sản lượng đạt 250 triệu đồng/ha (trước chỉ có 106 triệu đồng).
Lên thăm đồi chè xóm 9, tôi hiểu Dự án dù đã kết thúc, nhưng sự thay đổi đã “ngấm” vào người lao động. Đang thời kỳ ngủ đông nhưng vùng chè vẫn rất xinh đẹp bởi vạt hoa đào trồng xen bắt đầu nở và những rạch hoa mẫu đơn đỏ tươi trong gió bấc.
– Mẫu đơn sẽ trổ nhiều hoa nếu được tỉa cắt thường xuyên. Thế nên ngày rằm, mùng một các nhà quanh đây thắp hương bằng hoa mẫu đơn. Nhiều nhà mỗi tháng thêm vài trăm nghìn tiền bán hoa tươi. Đây được gọi là hiệu quả kép, bởi vùng chè sẽ thu hút khách du lịch và cây đào, cây mẫu đơn cũng cho thu nhập thường xuyên chị ạ – Huyền phấn khởi cho biết như vậy.
Những bông hoa chè tươi rói
Lên vùng chè, tôi ngây ngất ngắm hoa chè. Nấp trong lá thẹn thùng hay dịu dàng tung cánh trắng, hoa chè gợi tôi nhớ những câu thơ này của nhà thơ Ma Trường Nguyên:
Có loài hoa trắng trong/Nhụy vàng thơm từ tốn/Tự nở giữa mùa đông/Không chờ xuân đến đón (*).
Như vô vàn bông hoa khuất lấp trong tán chè sum suê, mỗi người tôi gặp nơi đây là một “bông hoa chè” bình dị mà làm nên xuân sắc cho vùng đất này.
Như Lại Ngọc Hà (sinh 1987), cư dân xóm Tân Tiến dù chục năm qua đã lập nghiệp ở Hà Nội nhưng trái tim vẫn “đặt” ở Sông Cầu. Em tâm sự: “Mảnh đất này đã cưu mang và giúp em trưởng thành, đây thực sự là quê hương thứ hai đầy ân nghĩa”. Vì thế mà nghe tin Thị trấn mở lớp học về văn hóa trà và nghệ thuật pha trà, Hà mặc áo dài rất trang trọng đến lớp nghe giảng như một học sinh ngoan. “Em háo hức đón chờ buổi học này. Em nghĩ rằng không chỉ em đâu mà mỗi người dân Sông Cầu sẽ hiểu về trà và có ứng xử khác đi sau lớp học này”. Về Hà Nội, Hà triển khai mở đại lý bán trà Sông Cầu. Cô cũng là người hỗ trợ kiến thức bán hàng và quảng bá hình ảnh trà Việt.
Tôi còn gặp những “bông hoa chè” thơm ngát khác như Nguyễn Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1988) nung nấu ý tưởng xây dựng khu bảo tồn, trải nghiệm du lịch trên nương chè của gia đình. “Em sẽ dựng lên một căn nhà gỗ, trồng hoa leo hai bên cổng, sẽ đặt chum vại đồ xưa, chỗ bếp lò, chỗ chảo gang… để đón khách tham quan và giới thiệu cho họ biết về cuộc sống của người làm chè”. Như là Hoàng Vinh, mua gần 200 cây hoa mẫu đơn Mỹ về trồng quanh nương chè cho đẹp, rồi từ đó nhân giống giâm cành cho vùng mẫu đơn khoe sắc. Như là Vũ Thị Thanh Hảo, người được tỉnh cử đi quảng bá sản phẩm trà hầu hết các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. “Mỗi chuyến đi có thêm bạn hàng, thêm người biết đến trà Thái Nguyên, em thấy hạnh phúc chị ạ”. Như anh Nguyễn Hữu Huynh luôn tự tay hái chè vì không muốn người khác “vặt” búp, làm “đau” chè của mình. Như bà Nguyễn Thanh Xuân, 76 tuổi vẫn say sưa học pha trà, mời trà. Như Đức Trọng luôn lan tỏa tình yêu quê đến mọi người bằng những video clip phát trên yotube. Và còn rất nhiều “bông hoa chè” khác đang lặng lẽ tỏa hương, làm nên nét duyên riêng cho vùng chè Sông Cầu.
Chị Vũ Thị Thương Huyền (bên trái) cùng tác giả
Nghĩ lớn cho tương lai lớn
Ngồi với nhau bên chén trà ngọt hậu, dịu hương, Huyền thủ thỉ kể cho tôi nghe những đổi thay ở mỗi con người nơi này:
-Họ đã không còn làm cho xong việc. Chị tính xem, trước, mỗi nhà có vài nghìn mét vuông chè, phải hái nhanh không chè ban, phải sao nhanh không chè ải. Nhà nào cặm cụi làm của nhà ấy. Chè tươi chỉ bán được 10 – 12.000đ/kg, chè thành phẩm cũng nháo nhào mang chợ. Nay thì khác, nhìn nương chè, búp chè, người ta biết chỗ này sẽ bán được bao nhiêu tiền. Trong vùng chè không ai sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Môi trường lành, sạch, lên đồi chè thoải mái hít thở, đến con gà bới cỏ kiếm ăn cũng không bị khô chân. Người trong vùng đã hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống của mình. Ai vi phạm sẽ bị tẩy chay, bị tách khỏi cộng đồng nếu không điều chỉnh hành vi kịp thời.
Hơn nữa, người nông dân đã bắt đầu dám đầu tư, vì họ hiểu giá trị của đầu tư. Chè nguyên liệu ngon được các cơ sở sản xuất bao tiêu, ổn định giá gần 30.000đ/kg đầu vụ cũng như cuối vụ. Các bao chè thành phẩm được thu mua cũng ghi tên từng nhà, sau 5-7 ngày giở ra kiểm định lại. Chè của ai làm ẩu, có mùi “lạ” là bị trả ngay; chè của ai cánh đẹp, chất ngon được mua giá cao hơn. Người vùng chè còn nghĩ đến giá trị kép. Đó là vùng sinh thái an toàn, là du lịch trải nghiệm, là nghỉ dưỡng homestay. Dòng suối mơ mộng bao quanh, ngôi nhà hoa leo nổi bật giữa nền chè xanh, triền đồi thoai thoải điểm xuyết hoa đào, hoa mẫu đơn đỏ rực… sẽ là “phim trường” khổng lồ cho các cuộc dã ngoại, chụp ảnh cưới. Và hơn nhất, người nông dân Sông Cầu đã nghĩ đến giá trị cốt lõi, tinh túy, đưa cánh trà lên đỉnh cao, đó là Văn hóa Trà.
Một trong những người yêu quê say đắm và nghĩ lớn cho vùng chè chính là Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Vũ Thị Thương Huyền. Dẫn tôi vào thăm khu nhà cũ hơn 1ha của gia đình, Huyền say sưa bộc bạch ý tưởng biến nơi đây thành khu Bảo tàng Chè. Hai bên đường vào là hàng nhãn, bưởi, quất hồng bì, xoài… 30 đến 50 tuổi. Trong vườn có cây mít gốc 3 người ôm, các cây cổ thụ thân cành xúm xít dây leo. Gia đình chuyển ra mặt đường ở 30 năm rồi, nhà vườn bỏ không, Huyền đã có tính toán riêng:
– Con đường này em định lát gạch mui rùa Bát Tràng. Căn nhà này làm nơi trưng bày hiện vật, chỗ kia em đặt chảo sao chè, ngoài vườn sẽ dựng nhà bát giác tiếp khách.
Ngắm khu vườn hoang sơ, tôi thấy ý tưởng của Huyền thật táo bạo. Đâu chỉ dựng lên là có khách ổn định, phát triển bền vững, mà còn kết nối tour, tuyến, đặt tên mình trong bản đồ du lịch… Dường như tất cả những điều đó được Huyền nghĩ đến.
– Em đang đề nghị huyện cho giữ lại cái hang đá vôi phía trước mặt chị em mình kia. Hang ấy là di tích lịch sử, là nơi che chắn cho hàng nghìn người Đồng Hỷ tránh bom đạn Mỹ. Cái hang đó sẽ là một điểm du lịch trong tour du lịch vùng chè Sông Cầu. Em cũng đang kêu gọi mọi người đặt tên cho những đồi chè. Hiện nay chúng em vẫn gọi nôm na theo tên xóm, nhưng khi làm du lịch sẽ phải nghĩ đến câu chuyện cho từng đồi chè, từng điểm du lịch, từng sản phẩm. Vùng đất Sông Cầu này không thiếu chuyện hay để kể. Chỉ có điều chúng ta chưa lắng sâu để nghe và hiểu nó mà thôi.
Những thành quả của HTX chè Thịnh An
Giờ thì tôi thành ra mê vùng đất này rồi. Yêu “nàng công chúa” đẹp tinh khôi không còn ngủ vùi trong rừng vắng. Yêu những con người Sông Cầu như nụ hoa chè khiêm nhường mà cứng cỏi
Nguồn tin: Minh Hằng - Báo Văn Nghệ Thái Nguyên
Chè đinh là một loại trà xanh cao cấp, thường được thu hái từ những búp chè non, nhỏ và xoăn như chiếc đinh. Loại chè này nổi tiếng với hương vị thơm ngọt, vị chát nhẹ và hậu ngọt kéo dài. Chè đinh chủ yếu được trồng ở vùng đất Thái Nguyên, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho cây chè. Quá trình chế biến chè đinh đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, giúp giữ nguyên các dưỡng chất quý giá. Chè đinh thường được dùng làm quà biếu hoặc thưởng thức trong các dịp đặc biệt.
Uống chè hữu cơ thường ít gây mất ngủ hơn vì hàm lượng caffeine trong chè hữu cơ thường thấp hơn so với chè không hữu cơ. Quy trình canh tác tự nhiên giúp hạn chế sự phát triển của caffeine. Chè hữu cơ cũng không chứa các hợp chất hóa học có hại, an toàn cho sức khỏe.
Chè Thịnh An với hương vị thanh tao và đậm đà, là niềm tự hào của vùng đất Thái Nguyên, nay được trưng bày trang trọng như biểu tượng của chất lượng và truyền thống. Mỗi búp chè xanh tươi, được tuyển chọn kỹ lưỡng, mang theo câu chuyện về sự chăm chỉ và tâm huyết của người nông dân, là món quà quý từ thiên nhiên và văn hóa Việt.
Nghệ nhân Huyền Trà Xưa đã thổi hồn vào từng búp chè, giữ gìn tinh hoa chè Việt. Với kinh nghiệm và tâm huyết, chị mang đến hương vị chè Thái Nguyên Thịnh An đậm đà, thanh khiết, chinh phục lòng người qua từng ngụm trà.
Chè Thái Nguyên với hương vị thanh tao và đậm đà, không chỉ là niềm tự hào của vùng đất trung du Bắc Bộ mà còn là nét văn hóa tinh hoa, gắn bó bao thế hệ người Việt. Mỗi lá chè xanh tươi là kết tinh của đất trời, khí hậu và bàn tay khéo léo của người nông dân Thái Nguyên.
HTX chè Thịnh An - Thái Nguyên rất vinh dự và tự hào khi được trưng bày và quảng bá sản phẩm trong Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022
Tận dụng thế mạnh về phát triển cây chè, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) đã tranh thủ, vận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Đón Xuân mới này, gia đình tôi được nhiều bạn bè tặng trà đặc sản. Những gói trà Thái Nguyên hút chân không đựng trong hộp gỗ, hộp giấy, đặt trên lụa đỏ… thật sang trọng. Nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là hầu hết sản phẩm trà tôi được tặng đều là trà “xưa”. Dường như người thưởng trà truyền thống đang tăng lên? Dường như cây chè trung du đang hồi sinh? Tôi đã đến vùng chè Sông Cầu, nơi có diện tích chè lớn của tỉnh để tìm câu trả lời
Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.
Niềm tự hào sự nỗ lực của bản thân để có được ngày hôm nay là sự động viên chia sẻ của Bố Mẹ của anh chị em cùng các con các cháu và các hội thành viên trong HTX đã giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - cây chè và sản phẩm trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - Cây Chè và sản phẩm Trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội.
Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Phát huy thế mạnh đó, từ tháng 11-2016, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An, ở xóm Tân Lập, chính thức đi vào hoạt động với mong muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nhân dân để nâng cao giá trị cây chè, đồng thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng.