Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Hảo rưng rưng khi nhớ về những ngày thơ bé. Chị bảo: Khi còn nhỏ, tôi đã sao chè thuần thục lắm. Đôi bàn tay của người con đất chè bị nhựa chè làm cho đen nhẻm, có rửa thế nào cũng không hết. Vì thế, mỗi khi vào lớp học, tôi thường bị cô giáo trách không vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ. Sau này, hiểu được những nhọc nhằn của lũ trẻ quê chè, cô giáo không còn trách cứ tôi nữa…
Nặng lòng với cây chè nên năm 2017, mặc dù đã là một cô giáo mầm non trong biên chế nhưng chị Hảo vẫn quyết định xin nghỉ việc, quay trở về thành lập HTX chè Thịnh An. Để sản phẩm chè quê mình ngày càng nâng cao giá trị kinh tế, chị quyết định xây dựng vùng nguyên liệu sạch bằng việc liên kết với các hộ dân ở thị trấn Sông Cầu xây dựng vùng nguyên liệu chè an toàn.
Thật may mắn khi năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại thị trấn Sông Cầu. Là người nhạy bén, chị Hảo đã tranh thủ cơ hội này để kết nối 150 hộ dân tham gia Dự án với quy mô 50ha. 2 năm sau, chị lại liên kết với các hộ dân xây dựng thêm 20ha chè chăm sóc theo hướng hữu cơ. Hiện nay, trong số 70ha chè này, chị đã phát triển được 20ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Theo đó có gần 200 hộ dân cung ứng sản phẩm chè búp tươi an toàn cho HTX với sản lượng khoảng 150 tấn/năm. Nắm bắt được xu hướng hiện nay, năm 2022, chị tiếp tục hoàn thiện các thủ tục cần thiết và được cấp mã vùng trồng để có cơ hội đưa hương chè Thịnh An đến với trời Âu.
Cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch, chị còn mạnh dạn đầu tư máy móc sản xuất, chế biến chè. Vượt qua những ngày đầu đầy gian khó, hiện nay HTX đã có hệ thống máy móc hiện đại với 6 lò sao chè chạy bằng điện và gas, 40 máy vò chè.
Là người nhạy bén, chị Hảo rất linh hoạt trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Ban đầu, sản phẩm chè của HTX được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các chợ truyền thống. Sau này, thông qua các hội chợ xúc tiến thương mại và kết nối với các tư thương trong, ngoài tỉnh, chị đã phát triển được mạng lưới tiêu thụ chè rộng lớn. Nhờ đó, thương hiệu chè Sông Cầu nổi tiếng một thời nhưng từng bị mai một đến nay đã từng bước sống lại khi sản phẩm chè Thịnh An đã có mặt ở 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. 9 sản phẩm chè của HTX (trong đó có 4 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3-4 sao) đã có mặt tại nhiều siêu thị ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bạc Liêu… với sức tiêu thụ không hề nhỏ. Riêng trong năm nay, với sự “chèo lái” của chị Hảo, HTX có thể đưa ra thị trường khoảng 40-60 tấn chè búp khô…
Chị Hảo tâm sự: Sau 5 năm hoạt động, từ chỗ chỉ có 7 thành viên sáng lập, đến nay HTX đã có 150 hộ thành viên. Điều khiến tôi hạnh phúc nhất chính là giá chè búp khô tăng đáng kể, từ 30 nghìn đồng/kg năm 2016 tăng lên 150 nghìn đến 5 triệu đồng/kg hiện nay. Đời sống của người làm chè Sông Cầu nhờ đó được cải thiện rất nhiều.
Niềm vui càng được nhân lên khi mới đây (tháng 8-2022), chị Hảo được phong tặng danh hiệu nghệ nhân làng nghề Việt Nam. Phần thưởng này vừa là vinh dự cũng vừa là trách nhiệm để chị tiếp tục “chèo lái” đưa hương chè Sông Cầu bay xa hơn, đến với thị trường EU (châu Âu). Chị rất mong được các cấp, ngành chức năng trong tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và tiếp thêm sức mạnh để HTX chè Thịnh An sớm hoàn thành mục tiêu này.
Tùng Lâm
Chè đinh là một loại chè xanh cao cấp, thường được thu hái từ những búp chè non, nhỏ và xoăn như chiếc đinh. Loại chè này nổi tiếng với hương vị thơm ngọt, vị chát nhẹ và hậu ngọt kéo dài. Chè đinh chủ yếu được trồng ở vùng đất Thái Nguyên, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho cây chè. Quá trình chế biến chè đinh đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, giúp giữ nguyên các dưỡng chất quý giá.
Uống chè hữu cơ thường ít gây mất ngủ hơn vì hàm lượng caffeine trong chè hữu cơ thường thấp hơn so với chè không hữu cơ. Quy trình canh tác tự nhiên giúp hạn chế sự phát triển của caffeine. Chè hữu cơ cũng không chứa các hợp chất hóa học có hại, an toàn cho sức khỏe.
Chè Thịnh An với hương vị thanh tao và đậm đà, là niềm tự hào của vùng đất Thái Nguyên, nay được trưng bày trang trọng như biểu tượng của chất lượng và truyền thống. Mỗi búp chè xanh tươi, được tuyển chọn kỹ lưỡng, mang theo câu chuyện về sự chăm chỉ và tâm huyết của người nông dân, là món quà quý từ thiên nhiên và văn hóa Việt.
Nghệ nhân Huyền Trà Xưa đã thổi hồn vào từng búp chè, giữ gìn tinh hoa chè Việt. Với kinh nghiệm và tâm huyết, chị mang đến hương vị chè Thái Nguyên Thịnh An đậm đà, thanh khiết, chinh phục lòng người qua từng ngụm trà.
Chè Thái Nguyên với hương vị thanh tao và đậm đà, không chỉ là niềm tự hào của vùng đất trung du Bắc Bộ mà còn là nét văn hóa tinh hoa, gắn bó bao thế hệ người Việt. Mỗi lá chè xanh tươi là kết tinh của đất trời, khí hậu và bàn tay khéo léo của người nông dân Thái Nguyên.
HTX chè Thịnh An - Thái Nguyên rất vinh dự và tự hào khi được trưng bày và quảng bá sản phẩm trong Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022
Tận dụng thế mạnh về phát triển cây chè, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) đã tranh thủ, vận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Đón Xuân mới này, gia đình tôi được nhiều bạn bè tặng trà đặc sản. Những gói trà Thái Nguyên hút chân không đựng trong hộp gỗ, hộp giấy, đặt trên lụa đỏ… thật sang trọng. Nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là hầu hết sản phẩm trà tôi được tặng đều là trà “xưa”. Dường như người thưởng trà truyền thống đang tăng lên? Dường như cây chè trung du đang hồi sinh? Tôi đã đến vùng chè Sông Cầu, nơi có diện tích chè lớn của tỉnh để tìm câu trả lời
Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.
Niềm tự hào sự nỗ lực của bản thân để có được ngày hôm nay là sự động viên chia sẻ của Bố Mẹ của anh chị em cùng các con các cháu và các hội thành viên trong HTX đã giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - cây chè và sản phẩm trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - Cây Chè và sản phẩm Trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội.
Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Phát huy thế mạnh đó, từ tháng 11-2016, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An, ở xóm Tân Lập, chính thức đi vào hoạt động với mong muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nhân dân để nâng cao giá trị cây chè, đồng thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng.