Thay đổi nếp nghĩ, cách làm
Phát huy tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, những năm qua người dân thị trấn Sông Cầu đã xây dựng vùng sản xuất chè tập trung ở huyện Đồng Hỷ và tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, thói quen sản xuất theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức trong quá trình chăm sóc cho nên năng suất, chất lượng, giá trị của chè chưa cao, trong khi đó phần lớn đời sống người dân lại dựa vào cây chè.
Khắc phục hạn chế này, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên xây dựng và thực hiện “Mô hình sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” chè thị trấn Sông Cầu trên diện tích 50 ha với 150 hộ tham gia. Thực hiện mô hình từ năm 2017, các hộ được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trung tâm cũng cử cán bộ tập huấn kỹ thuật, “cầm tay chỉ việc” cho nông dân thực hiện đúng quy trình từ thời điểm đốn chè, thời gian bón phân, lượng phân bón, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm phun thuốc, thu hái, chế biến, ghi chép sổ nhật ký, xây dựng mã vạch để truy xuất nguồn gốc.
Ông Nguyễn Đức Trọng, ở xóm 9, thị trấn Sông Cầu chia sẻ: “Sau khi thực hiện mô hình, các hộ dân đã thật sự thay đổi tư duy, nhận thức về sản xuất chè an toàn, nắm vững và thực hiện thuần thục quy trình VietGap, các tổ liên kết sản xuất chè vệ sinh an toàn thực phẩm hoạt động có hiệu quả, mẫu mã đóng gói được cải thiện, qua đó nâng cao năng suất và giá trị chè Sông Cầu”.
“Thực hiện mô hình, năng suất chè bình quân đạt 112 tạ/ha, tăng 2,6 tấn, thu nhập đạt 249 triệu đồng/ha, cao hơn trước khi thực hiện mô hình là 106 triệu đồng, nếu chế biến thì mang lại giá trị đạt 336 triệu đồng/ha; đồng thời hình thành Hợp tác xã (HTX) chè Thịnh An, các tổ liên kết sản xuất chè bảo đảm an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ vững chắc, được người tiêu dùng tín nhiệm, đánh giá cao, chè chất lượng cao bán giá 1,5 triệu đồng/ kg, tạo thương hiệu chè Sông Cầu, góp phần tích cực tăng thu nhập cho nông dân. Mặt khác, mô hình tạo sự lan tỏa ra toàn thị trấn” - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên Lê Cẩm Long đánh giá.
Đến nay, nghề chè trên địa bàn tỉnh thật sự phát triển cả về phương thức sản xuất và tổ chức sản xuất với việc ra đời hàng loạt HTX, làng nghè liên kết sản xuất ở các địa phương. Qua đó, làm cho giá trị của chè tăng lên, điển hình là HTX chè La Bằng đã tạo ra thương hiệu chè nổi tiếng ở sườn đông dãy Tam Đảo, thuộc xã La Bằng, huyện Đại Từ bằng cách liên kết sản xuất chè sạch theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
Trên địa bàn tỉnh, khoa học, kỹ thuật được áp dụng từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói cho nên năng suất, chất lượng chè tăng lên, đồng thời giảm thiểu công lao động. Cơ sở sản xuất chè Thắng Hường ở xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên đầu tư hơn 300 triệu đồng mua thiết bị bay phun thuốc trừ sâu cho chè, vừa giải phóng sức lao động, vừa tiết kiệm lượng thuốc đến 50% mà hiệu quả phun tăng lên.
Nâng cao giá trị của chè
Cả nước hiện nay có hơn 120 nghìn ha chè, trong đó tỉnh Thái Nguyên có 22,5 nghìn ha, là địa phương có diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên 1 ha lớn nhất cả nước. Phát huy tiềm năng thế mạnh, xác định là cây trồng chủ lực, nâng cao giá trị, sản lượng, nâng cao đời sống người dân, Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành “Đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2020”, hơn ba năm thực hiện đề án, giá trị chè Thái Nguyên được nâng lên, tiếp tục khẳng định vị thế là “Đệ nhất danh chè”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Lượng cho biết: “Ba năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư, hỗ trợ nhân dân tăng diện tích, thay thế các nương chè cũ bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng tốt hơn, đầu tư công nghệ chế biến, đóng gói, cải thiện mẫu mã sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Do đó, nghề chè ngày càng phát triển theo hướng bền vững, giá trị chè tăng lên”. Để năng cao năng suất và chất lượng chè, tỉnh tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động người dân thay thế các nương chè cũ bằng các giống mới, đến nay toàn tỉnh có 17.300 ha chè giống mới, chiếm 77,5% diện tích chè toàn tỉnh, năng suất chè búp tươi đạt bình quân 118,3 tạ/ ha. Diện tích sản xuất tập trung được đầu tư thâm canh và sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ tăng nhanh, đạt 6.000 ha. 100% cơ sở áp dụng kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu sao, vò chè bảo đảm an toàn thực phẩm; sản lượng chè chế biến đạt 47.693 tấn, trong đó sản phẩm chè xanh, chè chất lượng cao đạt hơn 80%; hơn 80% HTX, doanh nghiệp đầu tư công nghệ đóng gói tự động, sử dụng tem điện tử để truy xuất, minh bạch nguồn gốc xuất sứ sản phẩm.
Với những nỗ lực đó, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Văn Sỹ vui mừng: “Đến nay, giá trị chè sau chế biến đạt bình quân từ 250- 300 triệu đồng/ha, một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, La Bằng, Tức Tranh đạt giá trị từ 400 đến 650 triệu đồng/ha. Sản lượng chè búp tươi đạt gần 240 nghìn tấn, tăng 14% so với năm 2016, giá trị ước đạt hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khá trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn”.
Tuy là vùng sản xuất chè nổi tiếng cả nước, nhiều vùng chè có phong cảnh đẹp, người dân thân thiện, nhưng đến nay chưa thu hút được khách du lịch trải nghiệm; kết cấu hạ tầng vùng sản xuất chè chưa đồng bộ; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu riêng cho nên bị động trong sản xuất và quản lý chất lượng. Trình độ quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của tổ hợp tác, HTX không đồng đều, diện tích chè trong HTX còn ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích của toàn tỉnh, phần lớn là diện tích chè quy mô hộ gia đình, trong khi đó liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành chè chưa chặt chẽ.
Khắc phục hạn chế này, để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của chè, cần sản xuất chè an toàn, tăng cường liên kết giữa nông hộ với các doanh nghiệp, HTX chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh quảng bá, tổ chức phát triển du lịch trải nghiệm vùng chè với các dịch vụ đồng bộ để thu hút du khách.
Nguồn tin: Báo Nhân Dân
Chè đinh là một loại chè xanh cao cấp, thường được thu hái từ những búp chè non, nhỏ và xoăn như chiếc đinh. Loại chè này nổi tiếng với hương vị thơm ngọt, vị chát nhẹ và hậu ngọt kéo dài. Chè đinh chủ yếu được trồng ở vùng đất Thái Nguyên, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho cây chè. Quá trình chế biến chè đinh đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, giúp giữ nguyên các dưỡng chất quý giá.
Uống chè hữu cơ thường ít gây mất ngủ hơn vì hàm lượng caffeine trong chè hữu cơ thường thấp hơn so với chè không hữu cơ. Quy trình canh tác tự nhiên giúp hạn chế sự phát triển của caffeine. Chè hữu cơ cũng không chứa các hợp chất hóa học có hại, an toàn cho sức khỏe.
Chè Thịnh An với hương vị thanh tao và đậm đà, là niềm tự hào của vùng đất Thái Nguyên, nay được trưng bày trang trọng như biểu tượng của chất lượng và truyền thống. Mỗi búp chè xanh tươi, được tuyển chọn kỹ lưỡng, mang theo câu chuyện về sự chăm chỉ và tâm huyết của người nông dân, là món quà quý từ thiên nhiên và văn hóa Việt.
Nghệ nhân Huyền Trà Xưa đã thổi hồn vào từng búp chè, giữ gìn tinh hoa chè Việt. Với kinh nghiệm và tâm huyết, chị mang đến hương vị chè Thái Nguyên Thịnh An đậm đà, thanh khiết, chinh phục lòng người qua từng ngụm trà.
Chè Thái Nguyên với hương vị thanh tao và đậm đà, không chỉ là niềm tự hào của vùng đất trung du Bắc Bộ mà còn là nét văn hóa tinh hoa, gắn bó bao thế hệ người Việt. Mỗi lá chè xanh tươi là kết tinh của đất trời, khí hậu và bàn tay khéo léo của người nông dân Thái Nguyên.
HTX chè Thịnh An - Thái Nguyên rất vinh dự và tự hào khi được trưng bày và quảng bá sản phẩm trong Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022
Tận dụng thế mạnh về phát triển cây chè, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) đã tranh thủ, vận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Đón Xuân mới này, gia đình tôi được nhiều bạn bè tặng trà đặc sản. Những gói trà Thái Nguyên hút chân không đựng trong hộp gỗ, hộp giấy, đặt trên lụa đỏ… thật sang trọng. Nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là hầu hết sản phẩm trà tôi được tặng đều là trà “xưa”. Dường như người thưởng trà truyền thống đang tăng lên? Dường như cây chè trung du đang hồi sinh? Tôi đã đến vùng chè Sông Cầu, nơi có diện tích chè lớn của tỉnh để tìm câu trả lời
Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.
Niềm tự hào sự nỗ lực của bản thân để có được ngày hôm nay là sự động viên chia sẻ của Bố Mẹ của anh chị em cùng các con các cháu và các hội thành viên trong HTX đã giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - cây chè và sản phẩm trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - Cây Chè và sản phẩm Trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội.
Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Phát huy thế mạnh đó, từ tháng 11-2016, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An, ở xóm Tân Lập, chính thức đi vào hoạt động với mong muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nhân dân để nâng cao giá trị cây chè, đồng thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng.