Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả triển khai Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020", đánh giá những nhân tố tác động đến phát triển bền vững cây chè trên địa bàn tỉnh, tác động đến giá trị gia tăng phát triển thương hiệu của sản phẩm trà Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay; tham vấn các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và doanh nghiệp, dân cư vùng trồng chè đề xuất các giải pháp để tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên sau năm 2020.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Vỵ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên cho rằng chè là cây kinh tế chủ lực và đem lại giá trị kinh tế lớn cho tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm "Chè Thái Nguyên" là đặc sản đặc trưng cho địa phương. Sản xuất chè đang góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, ưu tiên đầu tư cho phát triển chè, một số chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chè đã được xây dựng và ban hành, nhiều chương trình, đề án về phát triển cây chè đã được thực hiện. Hiện với 22.000 ha chè, Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè hàng đầu cả nước; năng suất, sản lượng chè cao nhưng chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Sản xuất, chế biến chè của tỉnh chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống quy mô hộ, chưa quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung theo cơ cấu giống, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; chưa gắn kết hiệu quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè với văn hoá - du lịch, di tích lịch sử; tỷ lệ sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GAP khác) được chứng nhận còn thấp...Do vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên hiện nay và các giai đoạn tiếp theo, định hướng đối với ngành chè là tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên. Đây không chỉ là nhiệm vụ của người sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm chè mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, các tổ chức hội chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp…
Theo bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên, trong Đề án "Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", cây chè được xác định là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. Do đó, để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra, các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống chè, trong đó trồng mới và trồng thay thế giống chè già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chống chịu sâu, bệnh, năng suất, chất lượng cao; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ chủ yếu ở những vùng chè tập trung của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, diện tích chè ứng dụng hệ thống tưới nước chủ động, tiết kiệm đạt 8.120 ha, chiếm 35% diện tích chè toàn tỉnh; đến năm 2030 đạt 12.000 ha, chiếm gần 50% diện tích chè toàn tỉnh. Các địa phương cần hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, quản lý, phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, đảm bảo 100% sản phẩm chè do doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu riêng và mã số vùng trồng...
Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và phát triển các nhãn hiệu chè Thái Nguyên, đại diện Sở Khoa học - Công nghệ Thái Nguyên cũng cho rằng trong thời gian tới các cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè Thái Nguyên cần hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý các nhãn hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng các khâu từ trồng, chăm bón, thu hái đến chế biến tại các hộ gia đình để đảm bảo nguyên liệu chè không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến cáo các doanh nghiệp và nông dân bảo vệ vườn chè bằng các biện pháp sinh học; thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng của ngành chè...Các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động thương mại hóa sản phẩm chè Thái Nguyên, xây dựng sàn giao dịch sản phẩm Chè Thái Nguyên, chuỗi giá trị và kênh phân phối từ sản xuất đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từng bước đưa sản phẩm chè Thái Nguyên bao gồm chè xanh, chè đen... xâm nhập vào một số thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Hà Lan, Nhật...
Tại hội thảo các doanh nghiệp, hộ sản xuất chè đã đề xuất một số các giải pháp liên quan đến các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình chế biến chè ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, quản lý và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, kinh doanh chè...
Nguồn tin: Hoàng Thảo Nguyên - Báo Dân Tộc và Miền Núi
Chè đinh là một loại chè xanh cao cấp, thường được thu hái từ những búp chè non, nhỏ và xoăn như chiếc đinh. Loại chè này nổi tiếng với hương vị thơm ngọt, vị chát nhẹ và hậu ngọt kéo dài. Chè đinh chủ yếu được trồng ở vùng đất Thái Nguyên, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho cây chè. Quá trình chế biến chè đinh đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, giúp giữ nguyên các dưỡng chất quý giá.
Uống chè hữu cơ thường ít gây mất ngủ hơn vì hàm lượng caffeine trong chè hữu cơ thường thấp hơn so với chè không hữu cơ. Quy trình canh tác tự nhiên giúp hạn chế sự phát triển của caffeine. Chè hữu cơ cũng không chứa các hợp chất hóa học có hại, an toàn cho sức khỏe.
Chè Thịnh An với hương vị thanh tao và đậm đà, là niềm tự hào của vùng đất Thái Nguyên, nay được trưng bày trang trọng như biểu tượng của chất lượng và truyền thống. Mỗi búp chè xanh tươi, được tuyển chọn kỹ lưỡng, mang theo câu chuyện về sự chăm chỉ và tâm huyết của người nông dân, là món quà quý từ thiên nhiên và văn hóa Việt.
Nghệ nhân Huyền Trà Xưa đã thổi hồn vào từng búp chè, giữ gìn tinh hoa chè Việt. Với kinh nghiệm và tâm huyết, chị mang đến hương vị chè Thái Nguyên Thịnh An đậm đà, thanh khiết, chinh phục lòng người qua từng ngụm trà.
Chè Thái Nguyên với hương vị thanh tao và đậm đà, không chỉ là niềm tự hào của vùng đất trung du Bắc Bộ mà còn là nét văn hóa tinh hoa, gắn bó bao thế hệ người Việt. Mỗi lá chè xanh tươi là kết tinh của đất trời, khí hậu và bàn tay khéo léo của người nông dân Thái Nguyên.
HTX chè Thịnh An - Thái Nguyên rất vinh dự và tự hào khi được trưng bày và quảng bá sản phẩm trong Triển Lãm Quốc Phòng Quốc Tế Việt Nam năm 2022
Tận dụng thế mạnh về phát triển cây chè, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) đã tranh thủ, vận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Đón Xuân mới này, gia đình tôi được nhiều bạn bè tặng trà đặc sản. Những gói trà Thái Nguyên hút chân không đựng trong hộp gỗ, hộp giấy, đặt trên lụa đỏ… thật sang trọng. Nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là hầu hết sản phẩm trà tôi được tặng đều là trà “xưa”. Dường như người thưởng trà truyền thống đang tăng lên? Dường như cây chè trung du đang hồi sinh? Tôi đã đến vùng chè Sông Cầu, nơi có diện tích chè lớn của tỉnh để tìm câu trả lời
Nhắc đến cây chè xứ Thái là nhắc đến vùng đất Tân Cương của huyện Đại Từ. Thế nhưng ít ai biết, Thái Nguyên của hơn nửa thế kỷ trước còn có một vùng chè nức danh không kém: Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). Đất Sông Cầu, nhà máy chè Sông Cầu đã có quãng thời gian đáng tự hào khi xuất khẩu loại nông sản đặc biệt này đến nhiều quốc gia trên thế giới trước khi phải hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa cả nhà máy lẫn một vùng nguyên liệu mênh mông. Mấy mươi năm sau, chính những người con của Sông Cầu đã làm nên kỳ tích - hồi sinh và ghi danh “chè Sông Cầu vào “bản đồ cây chè” Việt Nam.
Niềm tự hào sự nỗ lực của bản thân để có được ngày hôm nay là sự động viên chia sẻ của Bố Mẹ của anh chị em cùng các con các cháu và các hội thành viên trong HTX đã giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - cây chè và sản phẩm trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Sông Cầu - Thái Nguyên là vùng đất nổi danh với cây chè và sản phẩm trà xanh truyền thống. Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu - Cây Chè và sản phẩm Trà với gần 100 năm gắn bó nơi quê hương Sông Cầu - tích lũy tinh túy của đất trời, hấp thụ sương lành, nắng mai và khí thiêng của vùng đất trung du miền núi, qua bàn tay tâm huyết kinh nghiệm, chắt chiu nắng, gió, sương mai của những nghệ nhân làm Chè. Sản phẩm Trà xanh của Sông Cầu đang khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên vô giá, cùng đôi bàn tay cần cù tỉ mẫn của người trồng chè, thời gian qua Hợp tác xã Chè Thịnh An đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo mang tên Trà xanh Thịnh An.
Cây chè bén rễ đất Thái Nguyên từ 100 năm trước với nhãn hiệu chè “Con Hạc” của đất chè Tân Cương – Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh trà” trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội.
Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Phát huy thế mạnh đó, từ tháng 11-2016, Hợp tác xã (HTX) Chè Thịnh An, ở xóm Tân Lập, chính thức đi vào hoạt động với mong muốn thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nhân dân để nâng cao giá trị cây chè, đồng thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng.